» » » » Kinh nghiệm du lịch Sa Đéc

Thị xã Sa Đéc thuộc tỉnh Đồng Tháp, nằm ở bờ Nam sông Tiền. Tây giáp huyện Lấp Vò, Lai Vung. Nam giáp Châu Thành. Sông Tiền chảy ở bờ Bắc và Đông ngăn cách với huyện Cao Lãnh.

Các đơn vị hành chính của thị xã bao gồm : phường 1, phường 2, phường 3, phường 4, Tân Quy Đông
Xưa kia, đây là đất của nước Chân Lạp, tên Khmer là Psar-dek (nghĩa là chợ Sắt). Tương truyền, ngày xưa có nàng Psardek, con gái chúa đất họ Thạc, đã phải lòng một chàng trai nghèo. Phản đối mối tình này, cha nàng đã sai người trói chàng trai lại và thả trôi sông. Nàng Psardek buồn tình nên đã đi tu. Về sau, khi cha mất, nàng đã dùng tài sản của gia đình để làm việc từ thiện, tu bổ đường xá, xây cất chợ búa. Từ đó người ta gọi chợ và vùng này là Psardek. Lâu ngày đọc trại thành Sa Đéc. Về sau nhà Nguyễn đặt làm phủ lị phủ Kiến Đăng, tỉnh Định Tường. Tìm hiểu thêm: tour sa dec - can thoSerenity Cruise 4 nights. Tham gia cùng Song xanh cruise
1. Làng hoa Sa Đéc

Làng hoa Sa Đéc - một trong những làng hoa lớn nhất Việt Nam và có bề dày lịch sử hơn 100 năm. Làng hoa có diện tích trên 250ha với gần 2.000 hộ làm nghề. Ở đây có tới 1.000 chủng loại hoa. Nhờ sự khéo léo của người trồng hoa và khí hậu thích hợp, hoa Sa Đéc đẹp có tiếng và được xuất đi các tỉnh thành và cả sang Lào, Campuchia và Trung Quốc.
kinh nghiem du lich sa dec
Làng hoa Sa Đéc

Làng hoa có các loại cây kiểng quí hiếm, tuổi thọ hàng trăm năm nhưng cũng có những loại cây rất bình dị như: khế, cau, sung, si, mai... qua bàn tay khéo léo, cần mẫn, tài hoa của các nghệ nhân đã trở thành những cây kiểng quí, có hình dáng đẹp, lạ. Đặc biệt, nơi đây còn lưu giữ được khoảng 50 giống hoa hồng lạ và quý hiếm.

Hàng năm, đến dịp tết âm lịch, làng hoa là một điểm đến yêu thích của rất nhiều khách du lịch. Họ đến đây để ngắm muôn vàn loại hoa khoe sắc đón xuân về.

2.Vườn hồng Sa Đéc

Vườn Hồng - một trong những vườn hoa kiểng nổi tiếng ở Sa Đéc của nghệ nhân Tư Tôn. Vườn hồng đầy đủ các loài cây kiểng quí hiếm, tuổi thọ hàng trăm năm. Có những loại cây rất bình dị gần gũi với đời sống người lao động như: khế, me, cau, bùm sụm, sung, si, kim quýt, huỳnh mai, bạch mai, ... qua bàn tay khéo léo, cần mẫn, tài hòa, với tâm hồn nghệ sỹ của nghệ nhân đã trở thành những cây kiểng quí hiếm có hình dáng đẹp, lạ, đủ hình thể, với muôn vàn tên gọi lạ lùng như xuy phong chiếu thủy, chiết chi, dã thú, bát tiên, bát hải ...

Nghề chơi hoa kiểng truyền thống nổi tiếng của ông Tư Tôn đến nay đã trải qua 3 đời gia truyền. Ngoài ông Tư Tôn, làng hoa kiểng Tân Qui Đông còn có nhiều nghệ nhân nổi tiếng khác như ông Văn Phép,Tống Văn Huệ, Mười Cấn, Năm Sắm, Hai Hương ... Ngày nay, các nhà vườn ở đây luôn được bổ sung chủng loại hoa sưu tập từ Đà Lạt và các nước trong khu vực.

3. Nhà cổ và nơi ở của “Người tình”

Một trong những điểm hút khách du lịch của Sa Đéc chính là nhà cổ nằm cạnh dòng sông Mekong thơ mộng của ông Huỳnh Thuỷ Lê – một đại điền chủ của vùng đất Sa Đéc xưa. Ông cũng chính là chàng công tử nhân vật chính trong tiểu thuyết “Người tình” của nữ văn sỹ Pháp nổi tiếng Marguerite Duras. Tiểu thuyết được coi là chuyện tình có thật của văn sỹ thời thiếu nữ.

Ngoài ngôi nhà cổ này ra, Sa Đéc còn nhiều công trình và nhà ở xây từ thời xưa như những ngôi chùa của người Hoa.

4. Chùa Bà

Chùa Bà là một ngôi chùa cổ kính, được cộng đồng người Hoa ở đây xây dựng từ năm 1867 để làm nơi thờ cúng và dùng cho việc sinh hoạt cộng đồng ở địa phương.

Chùa có diện tích trên 1.000 m2 và là một cơ sở tín ngưỡng của cộng đồng người Hoa ở Sa Đéc.

5. Hủ tiếu

Sau khi thưởng ngoạn vẻ đẹp của các danh thắng trên, bạn hãy thưởng thức một đặc sản của Sa Đéc – hủ tiếu.

Có 3 thương hiệu hủ tiếu nổi tiếng nhất ở các tỉnh phía Nam, đó là: hủ tiếu Mỹ Tho, hủ tiếu Nam Vang và hủ tiếu Sa Đéc.

Bánh hủ tiếu Sa Đéc sợi vừa phải, mềm mà không bở, không dai, vị không chua, thơm mùi gạo mới, trắng tươi màu sữa. Chính bánh làm nên thương hiệu của hủ tiếu Sa Đéc. Nước lèo được nấu công phu với xương heo, phải thăm chừng độ lửa, phải biết hớt bọt mới trong và tỏa thơm hương vị, cũng là một bí quyết.

About Hoameo

«
Next
Bài đăng Mới hơn
»
Previous
Bài đăng Cũ hơn

Không có nhận xét nào:

Leave a Reply