» » » » » Kinh nghiệm du lịch Châu Đốc

Kinh nghiệm du lịch Mekong - Châu Đốc là một thành phố trực thuộc tỉnh An Giang, nằm ở đồng bằng sông Cửu Long, sát biên giới Việt Nam với Campuchia. Châu Đốc còn là thành phố đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long không phải là tỉnh lị.
Với tiềm năng là một thành phố du lịchnên thương mại - dịch vụ của thành phố là một ngành mũi nhọn trong phát triển kinh tế thành phố. Hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, chợ, các trung tâm mua bán phân bố rộng khắp trên địa bàn thành phố. Hàng hóa phân bố rộng khắp đến các địa bàn trong thành phố. Dịch vụ nhà hàng khách sạn cũng phát triển,với một chuỗi các khách sạn, nhà hàng lớn.


Châu Đốc có khu danh thắng Núi Sam, với nhiều lịch sử - Văn hóa được xếp hạng cấp quốc gia, trong đó có Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam. Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ được tổ chức hằng năm thu hút đông đảo du khách đến tham quan, cúng bái. Bên cạnh đó, vùng đất giàu truyền thống này cũng từng ghi đậm dấu ấn của các danh tướng, như Nguyễn Hữu Cảnh, Nguyễn Văn Thoại, Doãn Uẩn,...và những bậc tiền hiền có công khai phá, mở mang bờ cõi, giữ vững biên cương cho Việt Nam.
kinh nghiem du lich chau doc
Kinh nghiệm du lịch Châu Đốc
Các phương tiện đi và về Châu Đốc có thể kẻ đến là:

Xe máy
Có rất nhiều cung đường để đi từ TP.HCM về Châu Đốc.
Du khách có thể chạy xe theo quốc lộ 1, qua cầu Mỹ Thuận quẹo phải theo quốc lộ 80 hướng đi Sa Đéc, qua phà Vàm Cống để sang Long Xuyên (An Giang), rồi từ Long Xuyên chạy xe theo quốc lộ 91 để về Châu Đốc. Đây là cung đường đi phổ biến nhất.
Gần đây, cung đường đi dọc biên giới Việt Nam – Campuchia đang được rất nhiều nhóm bạn trẻ ưa thích: đi theo quốc lộ 1 đến Long An quẹo phải theo quốc lộ 62 (đi Mộc Hóa, cửa khẩu Bình Hiệp). Rồi dọc theo đường sát biên giới Việt Nam – Campuchia để đi Hồng Ngự, Tân Châu và Châu Đốc.

Xe khách
Có rất nhiều hãng xe chạy tuyến TP.HCM – Châu Đốc. Các hãng xe này thường khởi hành từ bến xe miền Tây hoặc tại văn phòng của các hãng xe ở TP.HCM. Giá vé giao động từ 100.000-150.000 đồng/vé. Xe dừng tại bến xe Châu Đốc hoặc tại văn phòng của các hãng xe tại Châu Đốc (hầu hết các hãng xe đều có dịch vụ xe đưa đón miễn phí tại Châu Đốc).

Tàu thủy
Tàu thủy chạy tuyến TP.HCM – Châu Đốc khởi hành từ bến tàu du lịch Bạch Đằng và dừng tại bến tàu du lịch Châu Đốc. Tuy nhiên hiện tại tàu thủy chạy tuyến này chỉ phục vụ cho mục đích du lịch mà thôi.

Các địa điểm du lịch ở Châu Đốc
 Chùa Tây An
du lịch châu đốc
Du lịch Châu Đốc

Chùa Tây An còn được gọi Chùa Tây An núi Sam hay Tây An cổ tự, là một ngôi chùa phật giáo tọa lạc tại ngã ba, cận kề chân núi núi Sam (cao 284m so với mặt nước biển), thuộc xã Vĩnh Tế, thị xã Châu Đốc tỉnh An Giang, cách thị xã Châu Đốc 5 km.
Chùa Tây An không chỉ là một danh lam để người tin tưởng đến lễ bái, mà còn là một thắng cảnh du lịch nổi tiếng.
Chùa Tây An cất theo lối chữ “tam” ,mang phong cách nghệ thuật Ấn Độ và nghệ thuật Hồi giáo, kết hợp với kiến trúc chùa cổ của dân tộc Việt.
Chùa được xây dựng với các vật liệu bền chắc như gạch ngói, xi măng. Nơi cổng tam quan là tượng Quan Âm Thị Kính, bên trong cổng là một sân chùa nhỏ có một cột phướn cao 16 m.

Trong chính điện có khoảng 150 pho tượng lớn nhỏ: tượng Phật, Bồ tát, La hán, Bát bộ kim cang, Ngọc hoàng, Huỳnh đế, Thần nông v.v. Đa số tượng đều làm bằng danh mộc, chạm trổ công phu và mỹ thuật, tiêu biểu cho nghệ thuật điêu khắc Việt Nam vào thế kỷ 19. Ngoài ra chùa còn có nhiều hoành phi và câu đối, màu sắc rực rỡ.
Ngôi chùa này đã được Bộ Văn Hóa xếp hạng là di tích "kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia" theo quyết định số: 92/VH.QĐ ngày 10 tháng 07 năm 1980; và đã được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam chính thức công nhận đây là "ngôi chùa có kiến trúc kết hợp phong cách nghệ thuật Ấn Độ và kiến trúc cổ dân tộc đầu tiên tại Việt Nam".

 Lăng Thoại Ngọc Hầu
Lăng Thoại Ngọc Hầu thuộc xã Vĩnh Tế, thị xã Châu Ðốc, lăng Thoại Ngọc Hầu là một trong số nhiều di tích ở chân núi Sam. Tại đây có đền thờ ông Thoại Ngọc Hầu, mộ ông cùng hai phu nhân được xây vào thập niên 30 của thế kỷ 20.

Thoại Ngọc Hầu được triều đình nhà Nguyễn phong tước hầu cử vào khai phá trấn giữ An Giang. Ông đã tập hợp lưu dân hai tỉnh Quảng Nam - Quảng Ngãi về ở các vùng Ông Chưởng (Chợ Mới), Núi Sập (Thoại Sơn), Châu Đốc, Long Xuyên... Ông là người tổ chức đào kênh Thoại Hà (con kênh có bề ngang 20 tầm - chừng 51m, dài 31.744m) và kênh Vĩnh Tế dài hơn 90km.

 Đào hai con kênh ấy trong thời kỳ công cụ lao động thô sơ và bằng tay, chân quả là việc làm thần kỳ. Sau khi hoàn tất việc đào kênh, Thoại Ngọc Hầu cho vẽ bản đồ trình triều đình Huế, được vua khen ngợi ban sắc chỉ cho lấy tên người mà đặt cho tên kênh là Thoại Hà (kênh Thoại) và lấy tên vợ chính của ông là Vĩnh Tế đặt cho kênh Vĩnh Tế.

Để đánh dấu những công trình này, Thoại Ngọc Hầu cho dựng bia làm kỷ niệm: bia Thoại Sơn, Vĩnh Tế Sơn. Đồng thời trước ngày dựng bia, Ông cho nhiều toán người đi dọc hai bờ kênh, từ Châu Đốc đến Hà Tiên tìm hài cốt những dân binh tử nạn mang về cải táng hai bên tả và hữu khuôn lăng. Trong buổi lễ long trọng dựng bia kỷ niệm có đọc bài "Tế nghĩa trũng văn", do Thoại Ngọc Hầu đứng ra chủ lễ. "Nghĩa trũng văn" là bài thơ tế cô hồn tử sĩ, khắc ghi công lao và sự thương tiếc đối với binh sĩ, sưu dân đã bỏ mình trong công cuộc đào kênh...

 Đến Núi Sam tham gia lễ hội Vía Bà Chúa Xứ

Chùa Bà chúa Xứ ở Núi Sam

Núi Sam cao 284m nằm ở vùng đồng bằng, có đường nhựa dài khoảng 5km cho xe chạy vòng quanh lên tận đỉnh núi.

Núi Sam cùng các ngọn núi khác vùng Bảy Núi là những điểm nhấn tạo nên cảnh quan tự nhiên rất thơ mộng ở miền tây nam của Việt Nam, giáp với biên giới Cam-pu-chia.

Núi thấp có nhiều đường mòn, nhiều ngả lên xuống, ít cây cổ thụ. Theo truyền thuyết, núi có nhiều linh hiển, nên có nhiều chùa thờ Phật đã dựng lên tại đây gần 2 thế kỷ. Ðồng bào khắp nơi hành hương về đây cúng lễ rất đông. Có đến 200 ngôi đền, chùa, am, miếu nằm rải rác ở chân núi, sườn núi và cả trên đỉnh. Trên đỉnh núi có một pháo đài được xây dựng từ thời Pháp.

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam Châu Ðốc là một hoạt động tín ngưỡng dân gian có từ lâu đời. Hàng năm, nơi đây đã thu hút trên 2 triệu lượt khách hành hương. Năm nay, chương trình lễ hội Vía Bà được tổ chức long trọng và hoành tráng với 7 sân khấu, kéo dài 7 ngày (21-27/5).

Trong tín ngưỡng cả người Việt và người Khmer, Bà chúa Xứ rất được tôn kính. Cũng chẳng ai rõ lai lịch của thần, ngoài đức tin rằng, bà là người trời được sai xuống cứu dân độ thế, canh giữ bờ cõi. Bà là một trong 6 nữ thần bất tử theo tín ngưỡng dân gian (Bà chúa Bầu, bà chúa Liễu, bà chúa Tó, bà chúa Kho, bà chúa Ngọc, bà chúa Xứ).

Kênh Vĩnh Tế

Kênh Vĩnh Tế là một con kênh đào nổi tiếng, nằm tại địa phận hai tỉnh An Giang và Kiên Giang, thuộc đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. Thời Minh Mạng tiếp tục, sau 5 năm mới hoàn thành (1819 - 24). Kênh Vĩnh Tế nối liền Châu Đốc với cửa biển Hà Tiên, chiều dài 205 dặm rưỡi, tương đương với 87 km.

Vua Minh Mạng lấy tên vợ của Nguyễn Văn Thoại là Châu Vĩnh Tế đặt tên kênh là Vĩnh Tế. Công trình đào Kênh Vĩnh Tế đã huy động hàng vạn nhân dân và binh lính một số vùng thuộc đồng bằng sông Cửu Long cùng với nhân dân và binh lính Campuchia ở vùng biên giới với Việt Nam. Kênh Vĩnh Tế có giá trị lớn về các mặt trị thuỷ, giao thông, thương mại, biên phòng, thể hiện sức lao động sáng tạo xây dựng đất nước của nhân dân ta và chính sách coi trọng thuỷ lợi để phát triển nông nghiệp của triều Nguyễn.

 Chùa Hang
Tượng Thanh Xà, Bạch Xà trong chùa Hang
Chùa Hang, tên chữ Phước Điền Tự, tọa lạc nơi triền núi Sam (Vĩnh Tế Sơn), Châu Đốc; là một danh lam - thắng cảnh của tỉnh An Giang và là một Di tích Lịch sử cấp quốc gia tại Việt Nam.

Nằm tách rời với cụm di tích núi Sam trên độ cao hàng trăm mét, ở một nơi thanh tịnh, Phước Điền tự (chùa Hang) được biết đến như là một nơi trang nghiêm cổ kính với nhiều huyền thoại, truyền tụng từ đời này sang đời khác, tạo sức hấp dẫn du khách có tính hiếu kỳ. Chùa được xây dựng vào khoảng năm 1840-1845.
Từ vẻ đẹp sẵn có của thiên nhiên, lại được con người vun đắp, chùa Hang ngày nay đã trở thành một điểm tham quan hấp dẫn đối với khách du lịch.

Đa số du khách đến với An Giang là để tới Châu Đốc, loại hình du lịch tín ngưỡng là thế mạnh của tỉnh này, khi đến Châu Đốc, bạn cũng đừng quên mua một ít mắm Châu Đốc mang về vì nó là đặc sản của vùng này. An Giang còn nhiều điểm du lịch khác nữa để bạn có thể khám phá.

Ăn gì khi đến Châu Đốc:
Đến Châu Đốc bạn sẽ có dịp thưởng thức rất nhiều loại đặc sản khác nhau,  trong bài viết này chúng tôi mong muốn cung cấp cho bạn những chọn lựa cho các bữa ăn của mình, cũng như địa chỉ các quán ăn. Quan trọng nhất là ngon, sạch và đặc biệt là giá cả rất hợp lý, không bao giờ bạn bị chặt chém ở tại các quán này.
Món ăn ở Châu Đốc
Món ăn ở Châu Đốc

Ăn sáng

- Món Bún Cá: Quán nằm trên trục đường từ trung tâm đi núi Sam, đối diện rạp hát Tân Việt cũ (đến Châu Đốc bạn hỏi ai cũng biết).

- Món Cơm Tấm: độc nhất vô nhị, chỉ có ở Châu Đốc, bạn hãy 1 lấn đến và thưởng thức tại quán Đồng Quê - đường Trưng Nữ Vương nối dài. Ngoài ra, trên con đường này còn có quán Bảy Bồng, món cơm tấm ở đây đặc biệt nướng Xườn và nước mắm rất ngon. Ở cả 2 quán này còn rất nhiều món ngon như Hủ tiếu Nam Vang, Lắc Nuôi, Bún Chả,...với cung cách vụ vụ rất ân cần, chu đáo và nhanh nhẹn .

- Món Lắc Nuôi: với nước sốt sền sệt vị ngọt ngọt chua chua ăn cùng trứng, bò lúc lắc và bánh mì, bạn đến quán Cửu Long nằm đối diện khách sạn Vistoria Châu Đốc.

- Món Cháo Lòng huyết heo: Một quán nhỏ, bụi bụi nằm gần ngã 3 rẽ qua cầu Cồn Tiền.

- Bánh Mì Patê: Patê, chả lụa ở đây rất béo thơm, và không sử dụng phụ gia hàn the đó là đặc điểm rất tốt cho sức khỏe của bạn, xe Bánh Mì Bà Vùng và bà Bé nằm ngay trước nhà lồng chợ Châu Đốc.

Ăn Trưa

Để có được buổi cơm trưa ngon miệng với đầy đủ các món ăn ngon đặt sắc của Châu Đốc như: Canh Chua cá Basa, các Lóc, cá Basa kho tộ, Khô Phồng, Mắm thái, cá nướng, chhuột đồng,....Quán Đồng Quê và Bảy Bồng (đường Trưng Nữ Vương nối dài) là sự lựa chọn tốt nhất dành cho bạn.

Ăn tối

Ngoài 2 quán trên, buổi tối bạn còn có thể thưởng thức tất cả các món Bò như: Bò nướng, lẫu bò, lòng bò luột,...ở Núi Sam - Quán này đối diện khu di tích Mộ Cô Năm, cách chùa Bà Chúa Xứ khoảng hơn 1km (cứ đến Núi Sam hỏi thăm là bạn sẽ được chỉ đường).
Lưu ý khi du lịch Châu Đốc
Châu Đốc là một địa điểm du lịch tính ngưỡng nổi tiếng, hằng năm thu hút hàng triệu lược khách tham quan, cúng bái, thì việc những người xấu lợi dụng là điều dễ hiểu. Vì vậy khi đến đây bạn phải hết sức cẩn thận khi chọn quán ăn, uống để tránh bị chặt chém giá.
Tuyệt đối không mua, xin lộc bà của những người lang thang trong khu vực chùa Bà, kể cả những người có mang thẻ. Không mua chim phóng sinh vì chắc chắn bạn sẽ bị lừa rất nhiều tiền, có khi còn nguy hiểm cho bạn vì bọn giang hồ.

Tiền bạc, tư trang, giấy tờ bạn phải cất giữ cẩn thận khi đi trong khu vực đông người.
Nếu bạn muốn mua đặc sản về làm quà như Mắm thái, Khô, đường Thốt Nốt,…bạn có thể đến các sạp bán ở ngay đầu chợ Châu Đốc hoặc hiệu Mắm Bà Giáo Khỏe nằm gần rạp hát Tân Việt cũ.

About Hoameo

«
Next
Bài đăng Mới hơn
»
Previous
Bài đăng Cũ hơn

Không có nhận xét nào:

Leave a Reply